Thương hiệu LS2 có xuất xứ từ Tây Ban Nha, là thương hiệu mũ bảo hiểm chất lượng cao và đa dạng mẫu mã thiết kế: mũ 3/4, mũ fullface, fullface lật cằm, mũ Dual Sport Adventure… Điểm nổi bật nhất của LS2 đó là sử dụng chất liệu SỢI CACBON (Carbon Fibre) cho các sản phẩm của mình – là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hàng không và trong lĩnh vực bảo hộ cho Formula 1 và Moto GP
I. Cấu tạo của mũ LS2
Mỗi chiếc mũ LS2 đều có cấu tạo 3 phần chính như sau: lớp vỏ ngoài, lớp mút xốp hấp thụ xung động EPS và các phụ kiện khác như lót mũ, kính chắn, hệ thống thông khí,…
3 chất liệu quan trọng nhất được sử dụng trong các sản phẩm mũ của LS2:
1. Chất liệu nhựa PC (Polycarbonate)
Nhựa PC được tiêm vào hỗn hợp ABS nguyên sinh theo một quy trình đặc biệt được phát triển độc quyền bởi các nhà nghiên cứu LS2 có tên gọi công nghệ ép HPTT (High Pressure Thermoplastic Technology Resin). Quy trình công nghiệp có độ chính xác cao này sử dụng khuôn đúc từ các khối kim loại nặng tới 100 kg.
2. Chất liệu KPA
Hay còn gọi là hợp kim polymer có khả năng chống chịu lực và chống mài mòn cao.
3. Carbon tinh khiết
Carbon tinh khiết được sản xuất thành từng tấm và ép khuôn thành hình vỏ mũ ghép lại bằng 1 mối nối ở giữa bằng một loại keo đặc biệt (resin). Toàn bộ quy trình sản xuất sử dụng khuôn có thể chịu nhiệt lên đến 120 C.
II. 4 tiêu chí giúp mũ LS2 được ưa chuộng trên thế giới:
Chúng ta cùng tìm hiểu qua 4 đặc điểm quan trọng nhất tạo nên chất lượng và uy tín của LS2:
1. Sử dụng sợi Cacbon
Sợi Carbon là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hàng không và trong ngành bảo hộ Formual 1 và Moto GP. Sợi Carbon có khả năng bảo hộ đáng kinh ngạc với khối lượng khá nhẹ. Sau 4 năm nghiên cứu và cân nhắc LS2 đã cho ra mắt mũ bảo hiểm với hệ thống 2 kính bằng sợi Carbon đầu tiên.
2. Tiêu chuẩn kiểm tra nội bộ nghiêm ngặt
Khi vỏ mũ được lấy ra khỏi khuôn phải được kiểm tra để chắc chắn đáp ứng chính xác tiêu chuẩn đặt ra bởi các chuyên gia kỹ thuật của LS2. Sau đó mới được sơn và dán tem, trong đó bao gồm cả việc quét sơn chống tia UV, cả quá trình tạo ra những chiếc mũ độc đáo và sắc sảo.
3. Quy trình lắp đặt được giám sát kỹ lưỡng
Mỗi chiếc mũ qua các khâu kể trên cuối cùng sẽ được lắp ráp phụ kiện bởi các kỹ thuật viên theo một quy trình lắp ráp nghiêm ngặt để có thêm mút xốp EPS, dây quai và kính chắn. Kế đến là phần đệm lót rất thoải mái và hướng dẫn sử dụng. Mỗi mũ bảo hiểm sẽ còn được kiểm tra lại lần cuối trước khi đóng hộp để gửi đi.
4. Quy trình kiểm soát chất lượng được chứng thực từ các bên thứ 3
Mỗi chiếc mũ bảo hiểm đều được quan sát một cách chi tiết nhất để đảm bảo chất lượng và độ an toàn tối đa. LS2 cũng xác nhận rằng mỗi mẫu mũ bảo hiểm được phân phối đến một quốc gia đều phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm do quốc gia đó đặt ra. Phần mút xốp EPS và vỏ mũ bên ngoài được kiểm tra nhiều lần về khả năng hấp thụ lực xung động. Một số tiêu chuẩn tiêu biểu: ECE, DOT, BSI và thậm chí là Snell – Bạn có thể xem đầy đủ thông tin về các tiêu chuẩn tại link này
a. Tiêu chuẩn DOT:
DOT là viết tắt của “Department of Transportation” và tên đầy đủ của tiêu chuẩn là FMVSS 218, the Federal Motor Vehicle Safety Standard #218. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc phải có của tất cả các loại mũ bảo hiểm dành cho xe máy được lưu hành tại Mỹ.
Trong trường hợp các công ty không đạt được tiêu chuẩn này, họ sẽ bị phạt ít nhất là 5000 đô cho mỗi chiếc mũ bảo hiểm kh6ong hợp lệ được quảng cáo trên thị trường
FMVSS 218 đánh giá một chiếc mũ bảo hiểm dựa trên ba tiêu chí: Khả năng hạn chế va đập, khả năng hấp thụ lực và độ bền bỉ của sản phẩm.
b. Tiêu chuẩn ECE:
ECE là viết tắt của “Economic Commission for Europe” được ban hành bởi Liên Hợp Quốc vào năm 1958
Tiêu chuẩn ECE được áp dụng tại 47 quốc gia tại châu Âu. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng các bài kiểm tra và các tiêu chí đánh giá tương tự tiêu chuẩn DOT của Mỹ
c. Tiêu chuẩn Snell:
Tiêu chuẩn Snell không thuôc bất kì quốc gia nào, tên đầy đủ là “Snell Memorial Foundation, là một tiêu chuẩn tư nhân được thành lập vào năm 1957 nhằm giúp cải thiện chất lượng mũ bảo hiểm
Không chỉ đánh giá chất lượng như các tiêu chuẩn thông thường, Snell còn hỗ trợ các nhà sản xuất mũ bảo hiểm thông qua việc thiết lập quy trình kiểm định sản phẩm mẫu
Snell là một tiêu chuẩn không bắt buộc tại các quốc gia. Tuy nhiên các nhà sản xuất thường cố gắng đạt tiêu chuẩn này nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của mình